BÁC SỸ TRẦN THỊ ÁNH
Chuyên khoa Nhi
Hoạt động chuyên ngành
Học hàm:
Chuyên khoa: Nhi
Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
Bác sĩ chuyên khoa 1 là người có trình độ chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể của ngành y.
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, người đó phải học xong 6 năm đại học y, làm 18 tháng nội trú tại các cơ sở y tế, và học thêm 2 năm chuyên khoa. Sau đó, phải thi và bảo vệ thành công một đề tài chuyên khoa để được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa 1.
Bác sĩ chuyên khoa 1 có thể chữa các bệnh liên quan đến lĩnh vực mà họ đã học, ví dụ như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa, da liễu, thần kinh…
Bác sĩ chuyên khoa 1 có mức lương cao hơn bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nội trú do có trình độ chuyên môn cao hơn và có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế lớn
Lương bác sĩ hiện nay là bao nhiêu?
Ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương bác sĩ mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
* Đối với bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công:
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
…
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở được áp dụng hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Cụ thể mức lương bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:
STT | Đối tượng | Mức lương |
1 | Bác sĩ | 4.212.000 đến 8.964.000 (đồng/tháng) |
2 | Bác sĩ chính | 7.920.000 đến 12.204.000 (đồng/tháng) |
3 | Bác sĩ cao cấp | 11.160.000 đến 14.400.000 (đồng/tháng) |
* Đối với bác sĩ là người lao động:
Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.
Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với bác sĩ phải đáp ứng hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Như vậy, một người bác sĩ phải có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, cụ thể như sau:
– Phải tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
– Phải hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế;
– Phải thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình;
– Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
– Phải tôn trọng quyền của người bệnh;
– Phải trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.